Socialize

[MAC OS] Chạy Windows 10, 8, 7 trên Macbook với phần mềm giải lập VMware Fusion Pro

Chắc có lẽ các bạn đã không còn xa lạ gì với Macbook hay là hệ điều hành Mac OS X của ông lớn làng công nghệ Apple. Tuy nhiên, trước đây bạn đã quen thuộc với hệ điều hành Window của Microsoft thì khi chuyển qua Mac OS bạn sẽ thấy có nhiều sự khác biệt giữa hai hệ điều hành này. Hoặc bạn muốn trải nghiệm thêm những tính thú vị trên Win 10 hay để chơi game mà bạn yêu thích mà trên Mac OS không có. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để giải lập Window trên Macbook một cách dễ dàng.



Một số phần mềm cần có:

Đầu tiên nhưng rất quan trọng đó là các bạn phải có file Window 10 ISO: Tại đây

Cách tải Win 10

- Tiếp theo là phần mềm giải lập VmWare Fusion Pro: Tại đây 


Cách tải VmWare


Sau khi đã có đủ các phần mềm cần thì chúng ta bắt đầu thực hiện:

Bước 1: Cài đặt VmWare


Giải nén file vừa tải về

Mở thư mục vừa giải nén

Mở file "VMware-Fusion-...838.dmg"

Click đúp và icon VMware Fusion để cài đặt

Chọn "Agree"

Chọn "I have a license key for VMware Fusion 10"

Quay trở lại thư mục giải nén lúc nãy, và mở folder "AMPED"

Mở file "keygen" và coppy đoạn mã

Trở lại trình cài đặt và dán đoạn mã vào như hình, bấm "Continue"

Chọn "Done" để hoàn tất việc cài đặt

Tuy nhiên, để có thể sử dụng được VMware thì chúng ta cần làm thêm một bước:

Mở "Tuỳ chọn hệ thống" và chọn vào "Bảo mật & Quyền riêng tư"

Tại đây, ta thấy xuất hiện dòng "Phần mềm hệ thống từ nhà phát triển "VMware, Inc" đã bị chặn", chúng ta chọn vào ô "Cho phép"

Như vậy là chúng ta đã có thể sử dụng VMware để cài đặt Windows.

Bước 2. Cài đặt Windows

Đầu tiên, kéo thả file ISO cài đặt Windows đã tải về vào VMware

Một cửa sổ khác hiện ra, chọn "Continue"

Tại đây, các bạn chọn phiên bản Windows để cài đặt (ở đây mình tải về file ISO Windows 10 64bit nên mình chọn là Windows 10 x64), chọm "Continue"

Ở đây, các bạn có thể chọn "Legacy BIOS" hoặc "UEFI", nhưng mình để mặc định là "UEFI" và chọn "Continue"

Các bạn chọn "Finish"

Có một hộp thoại hiện ra, các bạn có thể chọn nơi để lưu hệ điều hành này, nhưng mình để mặc định và chọn "Save"

Ở đây có 3 lựa chọn:
- Language to install (Ngôn ngữ để cài đặt): mình sẽ để mặc định là English (United States)
- Time and currency format (Định dạng thời gian): mình có thể để mặc định là English (United States) hoặc có thể chọn là Vietnamese (Vietnam)
- Keyboard or input method (Chọn phương thức nhập bàn phím): ở đây chúng ta có thể chọn là Vietnamese hoặc là US
Sau đó chúng ta chọn "Next"

Chọn "Install now"

Nếu các bạn đã có Product key rồi thì nhập vào, nếu không có thì có thì chúng ta chọn "I don't have a product key"

Tại đây, các bạn có thể các phiên bản của Windows 10 (tuy nhiên mình khuyên các bạn nên chọn Windows 10 Pro) và chọn "Next"

Chọn vào ô "I accept the license terms" và chọn "Next"

Ở đây, có hai lựa chọn đó là:
- Upgrade: Install Windows and keep files, settings, and applications (Cập nhật: Cài đặt Windows và giữ lại tất cả các file, cài đặt, và ứng dụng): có nghĩa là các bạn đã cài rồi một phiên bản Windows và bây giờ muốn cập nhật nó lên và không bị mất bất cứ dữ liệu nào cả. (Điều này chỉ áp dụng với máy tính sử dụng Windows)
- Custom: Install Windows only (advanced) (Tuỳ chỉnh: Chỉ cài đặt Windows): có nghĩa là các bạn sẽ chỉ cài đặt Windows, được lựa chọn ổ đĩa để cài đặt và các tuỳ chỉnh khác.
Chúng ta chọn "Custom: Install Windows only"

Chọn ổ đĩa để cài đặt và chọn "Next"

Quá trình cài đặt đang diễn ra, hãy thư giãn chờ đợi...

Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, thì sẽ hiện ra phần tuỳ chỉnh vùng, ở phần "Let's start  with region. Is this right?" các bạn có thể để là Vietnam hoặc các vùng khác và sau đó chọn "Yes"

Sau đó, sẽ đến phần tuỳ chỉnh bàn phím "Is this the right keyboard layout?" và các bạn chọn US hay các bàn phím khác và chọn "Yes"

Tiếp đến là phần thêm bàn phím khác vào "Want to add a second keyboard layout", các bạn có thể thêm hoặc là chọn "Skip" để đến với phần tiếp theo

Đến phần kết nối mạng "Let's connect you to a network", nếu máy các bạn hện lên chữ "Connected" thì các bạn chọn "Next" để chuyển sang phần khác

Nếu các bạn chờ thấy lâu nhưng không hiện lên "Connected" mà chỉ "No internet" thì các bạn chọn "Skip for now" để đi đến phần sau


Ở phần "Who's going to use this PC" thì các bạn có thể đặt tên tuỳ ý, ở đây mình đặt là "Nhan", sau khi đặt xong các bạn chọn "Next"

Ở phần "Create a super memorable password" yêu cầu các bạn đặt mật khẩu (tuy nhiên các bạn có thể không đặt) và chọn "Next"

Tại "Choose privacy settings for your device",  các bạn có thể để mặc định và chọn "Accept"

Đến đây, các bạn tiếp tục thư giản và chờ đợi...

Khi thấy màn hình này hiện lên, là các bạn đã hoàn thành việc cài đặt Windows

Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải cài thêm VMware Tools để VMware có thể cài thêm một số driver thích hợp cho Windows cũng như có thể làm cho Desktop Windows phù hợp với màn hình của chúng ta

Chúng ta chọn vào tab "Vitual Machine", và chọn tiếp "Install VMware Tools"

Chọn "Install"

 Sau khi chọn "Install" thì sẽ có thông báo "DVD Drive (D:) VMware Tools" thì các bạn click chuột vào thống báo đó

Và các bạn chọn "Run setup64.exe"

Chọn "Yes"

Chọn "Next"

Chọn "Next"

Chọn "Install" và đợi quá trình cài đặt hoàn tất

Sau khi hoàn tất các bạn chọn "Finish" (các bạn đã thấy được sự khác biệt giữa trước và sau khi cài đặt VMware Tools)

"VMware Tools Setup" sẽ yêu cầu các bạn khởi động lại để có thể áp dụng các cài đặt vừa cài, các bạn chọn "Yes"

Sau khi khởi động lại thì chúng ta đã hoàn thành việc giải lập Windows 10 trên Macbook và có thể bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể điều chỉnh một số thông số như RAM, Dung lượng, Chipset,...

Trước khi tuỳ chỉnh các thông số này, các bạn cần "Shutdown" Windows

Sau khi Shutdown xong, các bạn click chọn như hình

Một hộp thoại mới hiện ra, trong đó các tuỳ chỉnh, tuy nhiên mình sẽ hướng dẫn các bạn tuỳ chỉnh RAM, và sử dụng chung dữ liễu vừa Macbook và Windows

Các bạn click chọn vào icon "Sharing" thì một cửa sổ hiện ra như hình, và các bạn chọn vào như hình để có thể dùng chung dữ liệu với Macbook, sau đó chọn vào "Show All" để trở lại trang tuỳ chọn lúc đầu

Các bạn chọn vào "Processors & Memory" thì cửa sổ như hình hiện ra:
- Processors: các bạn có thể chọn 1, 2, 3, 4,... processors cores tuỳ vào cấu hình máy hình của bạn (ở đây mình chọn 2)
- Memory: các bạn có thể kéo thanh trượt để tuỳ chỉnh dung lượng cho RAM, hoặc cũng có thể nhập bằng số ở ô kế bên thanh trượt  (ở đây mình nhập là 2048 MB = 2GB)

Sau khi tuỳ chỉnh xong, các bạn khởi động lại Windows

Khi khởi động Windows nếu có hộp thoại này hiện ra, các bạn chọn "OK"

Như vậy là hoàn tất hết tất cả những gì cần làm để có thể cài Windows trên Macbook bằng VMware Fusion Pro.

Các bạn có thể xem chi tiết ở video dưới đây:



Chúc các bạn thành công !!!

[MAC OS] Chạy Windows 10, 8, 7 trên Macbook với phần mềm giải lập VMware Fusion Pro [MAC OS] Chạy Windows 10, 8, 7 trên Macbook với phần mềm giải lập VMware Fusion Pro Reviewed by Tech - Life on 07 tháng 5 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.